Bài trước mình đã giới thiệu về chính sách đổi mới, sáng tạo cũng như định nghĩa đổi mới sáng tạo là gì dưới góc nhìn kinh tế học.
Bài hôm nay mình sẽ tóm tắt bà nghiên cứu của nhóm tác giả Li và cộng sự (2020) về sự thành công vượt bậc của Trung Quốc trong những năm gần đây trong việc bắt kịp các nước phương Tây. Để có được trải nghiệm tốt nhất, mình nghĩ nên nghiên cứu bài viết của tác giả.
Ba biểu đồ là nền tảng để giải thích sự thành công của Trung Quốc

Biểu đồ giải thích khái quát mối quan hệ giữa kết quả và chi phí/ nỗ lực trong phát triển công nghệ, sáng tạo. Có ba đường đáng chú ý: – Đường learning tốt, đường learning yếu và chi phí phát triển công nghệ ban đầu. Chi phí của đường phát triển công nghệ ban đầu cao, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí giảm dần so với tốc độ tăng của kết quả. Một người có đường learning yếu khi chi phí tăng nhanh nhưng kết quả lại có tốc độ tăng chậm, ngược lại một người có kết quả tốt nhưng tốc độ tăng của chi phí lại chậm hơn có đường learning tốt. Lưu ý điểm có dấu chấm tròn đây được gọi là điểm mà công nghệ và kiến thức trở nên “tacit”. Khái niệm này thường được sử dụng trong knowledge spillovers, khi kiến thức bạn cần phải trải nghiệm, khó có thể học được. Hoặc công nghệ và kiến thức được bảo hộ bởi bằng phát minh, sáng chế hay bí mật doanh nghiệp nên không thể học hỏi được bằng các phương tiện thông thường.

Tiếp tục là những đường được mô tả trong biểu đồ 1, tuy nhiên biểu đồ 2 nhấn mạnh về khoảng cách giữa “catching” và “being original”. Từ điểm “tacit”, đối với những người đến sau chi phí ban đầu cao hơn nhiều so với những nhà tiên phong, tuy nhiên khoảng cách này sẽ thu hẹp lại, khi những người đến sau trở thành những nhà tiên phong về công nghệ ngang hàng với các nhà phát minh công nghệ ban đầu.

Hai biểu đồ trên đơn giản hóa, tập trung vào phân tích chi phí- lợi ích. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng. Nhóm tác giả chia thành bốn yếu tố lớn: rủi ro, tài chính, doanh nhân và chuỗi cung ứng và công nghệ liên quan. Qua phân tích và chạy mô hình với dữ liệu, nhóm tác giả kết luận hệ thống tài chính và tăng trưởng trong thu nhập là hai yếu tố chính đóng góp hơn 110% vào sự phát triển của đổi mới, sáng tạo ở Trung Quốc.
Nhóm yếu tố ngành
Ngoài ra, các yếu tố về đầu tư nước ngoài hay chinh sách tài khóa và tăng trưởng lương có tác động nhỏ lên công nghệ, sáng tạo ở Trung Quốc. Phân tích cụ thể hơn theo từng ngành, nhóm tác giả kết luận Trung Quốc đạt được thành tựu tốt đối với những ngành “system-integration” – tức là những ngành công nghệ tập trung cao, hệ thống chuỗi cung ứng phát triển và sự đa dạng cũng như độ thường xuyên trong đổi mới sản phẩm thấp. Ví dụ như không gian (space), hàng không (aviation), viễn thông (telecom), năng lượng hạt nhân (nuclear energy), và tàu tốc độ cao (high-speed rail).
Nhóm yếu tố doanh nghiệp
CGN
CGN là tập đoàn nhà nước được thành lập năm 1994, tập trung vào sản xuất năng lượng hạt nhân, ngoài ra bao gồm các sản phẩm khác như năng lượng hydro, năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Tuy mới thành lập, nhưng đến năm 2017, CGN là nhà sản xuất năng lượng hạt nhân lớn nhất tại Trung Quốc, đồng thời cũng đã xuất khẩu các công nghệ năng lượng hạt nhân thế hệ thứ hai và ba.
Năng lượng hạt nhân là một ví dụ thuộc công nghệ system-integration – như trên đã đề cập. Ngành này có mức độ tập trung cao trên toàn cầu và ngay cả nội địa Trung Quốc. Công nghệ phát triển chậm, vì vậy khả năng “catch-up” hay vươn tới thành công đi theo mô hình mô tả đã được đề cập bên trên. Đầu tiên, doanh nghiệp này sử dụng chuyển giao công nghệ (technology transfer) và cấp phép công nghệ (licensing) từ các nhà công nghệ quốc tế, như Westinghouse, Areva, và Candu (thập niên 1980s – 1990s). Tiếp theo, CGN hợp tác với các nhà cung ứng nội địa để cung ứng 80-90% cấc phần công nghệ. Nhờ có việc nội địa hóa trong chuỗi cung ứng, hiện tại, chi phí “overnight” tại Trung Quốc ít hơn ⅓ lần so với châu Âu, và ít hơn khoảng 30% ở Mỹ.
Huawei
Case study thứ hai được tác giả đề cập là doanh nghiệp tư nhân Huawei. Huawei khởi đầu là một nhà lắp ráp “downstream” các công nghệ ICT đã tồn tại và tiêu chuẩn hóa. Sau đó Huawei dần chuyển sang nhà cung ứng thiết bị viễn thông. Điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh của Huawei là tùy chỉnh thiết kế và chức năng của thiết bị được chế tạo bằng cách sử dụng các công nghệ đã được tiêu chuẩn hóa. Huawei cũng lấn sân sang công nghệ “peripheral” cung cấp khách hàng với trải nghiệm tốt hơn. Huawei dần dịch chuyển R&D gần hơn tới các công nghệ cốt lỗi ICT như 3G, 4G và 5G. Chi phí R&D chiếm 30% tổng doanh thu. Huawei đã thể hiện sự thành công khi di chuyển từ công nghệ “downstream” đến công nghệ “upstream”. Tập trung vào R&D, thiết lập R&D trong và ngoài nước, xác định những lĩnh vực công nghệ “mature”, “standardized” và “available” để tập trung vào các phát minh thực tiễn và “incremental”. Khác với trường hợp của CGN, Huawei sử dụng chuỗi cung ứng để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất. Khác với lĩnh vực năng lượng hạt nhân, công nghệ trong ngành viễn thông cạnh tranh nhiều hơn và phát triển nhanh hơn.
Bài học gì?
Tóm lại, bài báo đã nhấn mạnh đến các yếu tố vĩ mô, ngành và chiến lược doanh nghiệp để nghiên cứu về “catch-up” công nghệ và sáng tạo. Thị trường là một yếu tố quan trọng (cả thị trường nội địa, và thị trường xuất khẩu). Về ngành, công nghệ thuộc dạng “system-integration” được Trung Quốc phát triển thành công. Về yếu tố doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có định hướng chiến lược riêng gồm: tận dụng chuỗi cung ứng, chiến lược bằng sáng chế, và phát triển lợi thế cạnh tranh ban đầu.
Tài liệu tham khảo
Li, Y., Ji, Q., & Zhang, D. (2020). Technological catching up and innovation policies in China: What is behind this largely successful story?. *Technological Forecasting and Social Change*, *153*, 119918.