Thứ nhất, chính sách đổi mới, sáng tạo là gì?
Thuật ngữ chính sách đổi mới, sáng tạo ra đời chính thức vào khoảng những năm 1970s, nhưng thật ra đã có từ lâu đời (cách đây nhiều thế kỉ) với các tên gọi khác nhau như chính sách khoa học kĩ thuật, chính sách công nghệ, chính sách công nghiệp.
Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt rõ giữa hai khái niệm invention và innovation. Invention là những phát minh sáng tạo có thể không có ứng dụng về thương mại. Tuy nhiên, khi đã nói đến innovation chúng ta nói đến những phát minh có tính ứng dụng trong thực tế, được mọi người sử dụng. Khái niệm này được lần đầu đưa ra bởi Schumpeter (người tiên phong trong thuyết đổi mới sáng tạo) và sau đó được tiếp tục sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu về thuyết đổi mới sáng tạo.
Có ba loại hình chính của chính sách sáng tạo gồm: chính sách theo định hướng nhiệm vụ (mission-oriented policies), chính sách theo định hướng phát mminh (invention-oriented policies) và chính sách theo định hướng hệ thống (system-oriented policies). Nếu chính sách theo định hướng nhiệm vụ tập trung vào tìm kiếm giải pháp áp dụng vào thực tế và tập trung vào tất cả các giai đoạn của quá trình đổi mới, sáng tạo, chính sách theo định hướng phát minh chỉ tập trung vào giai đoạn R&D hay phát minh trong khi giai đoạn ứng dụng vào thực tế sẽ để cho thị trường tự vận động. Loại chính sách thứ ba (theo định hướng hệ thống) phát triển mạnh gần đây trong đó nhấn mạnh vào sự tương tác giữa các tổ chức, cá thể trong hệ thống.
Vậy tại sao cần có chính sách đổi mới, sáng tạo?
Có hai cách giải thích trong sự cần thiết cần có chính sách đổi mới, sáng tạo.
Thứ nhất, theo cách tiếp cận của thất bại thị trường. Theo cách giải thích này, kiến thức là hàng hóa công nên khi phát minh ra và được sử dụng, toàn xã hội sẽ được hưởng lợi từ phát minh này. Tuy nhiên, người phát minh lại không được lợi ích nhiều, nên không có động lực cho những người sáng tạo tiếp tục sáng tạo. Vì vậy khó có thể thu hút giới tư nhân đầu tư vào sáng tạo đối với các hàng hóa công.
Tuy nhiên, phản đối về cách tiếp cận này, một số cho rằng tiếp cận theo hướng thất bại thị trường và cần sự can thiệp của chính phủ là chưa đủ. Nếu tư nhân thất bại trong việc định hướng nghiên cứu, không có nghĩa sự can thiệp của chính phủ sẽ thành công. Vì vậy, tiệp cận thứ hai ra đời dựa trên hệ thống đổi mới sáng tạo (innovation-system approach). Theo cách tiếp cận này, chính sách đổi mới sáng tạo nên là sự kết hợp của các nhân tố khác nhau như công ty, chính phủ, trường đại học, hệ thống pháp luật.
Bài học kinh nghiệm cho chúng ta là gì?
Biosca (2021) đã thảo luận về nghiên cứu thực nghiệm của chính sách đổi mới, sáng tạo (randomized trials in innovation policy). Một số nghiên cứu rất đáng chú ý bao gồm:
- Về cách để có nhiều ý tưởng tốt hơn?
- Tăng sự tiếp cận với đổi mới, sáng tạo. Nghiên cứu được tiến hành bởi
- Về cách để có nhiều ý tưởng tốt hơn?
- Tăng sự tiếp cận với đổi mới, sáng tạo. Nghiên cứu được tiến hành bởi Bell và cộng sự (2019) và kết luận rằng trừ khi bạn sinh ra ở một gia đình giàu có, khả năng bạn trở thành một người phát minh (inventor) hay có bằng sáng chế là rất thấp. Ngoài ra, nếu bạn sinh trưởng trong một khu vực có nhiều nhà phát minh, có khả năng lớn bạn cũng sẽ là một nhà phát minh. Một số chính sách được thực hiện để giải quyết vấn đề này như dự án cho 19000 trẻ em ở châu Mỹ La Tinh tiếp cận với STEM và khởi nghiệp của World Bank, hay nghiên cứu của Moberg and Jorgensen (2017) ở Đan Mạch cho thấy một khóa học khởi nghiệp online cho học sinh lớp 9 cũng có thể nâng cao khả năng học sinh theo đuổi khởi nghiệp.
- Khuyến khích nhiều người tham gia. Chính sách này nhắm vào những người không tự coi mình là các nhà phát minh. Các thí nghiệm được tiến hành thường theo dạng dưới các cuộc thi để nộp ý tưởng. Ngoài ra, cuộc thi cho các thí sinh tự nguyện nộp đơn hay cuộc thi khuyến khích mọi người tham gia đều mang đến nhiều ý tưởng mà không làm giảm chất lượng. Một thí nghiệm ở Hà Lan đưa ra kết quả rằng việc đưa các bài thi của các cuộc thi từ năm trước cho các thí sinh làm mẫu thường lại có tác dụng ngược lại, khiến cho các thí sinh trở nên ít sáng tạo hơn.
- Về cách để các doanh nghiệp hay người khởi nghiệp áp dụng các ý tưởng mới?
- Cụ thể các thí nghiệm này nhắm tới tìm hiểu nội dung đào tạo nào sẽ giúp các doanh nhân/ người khởi nghiệp tốt nhất. World Bank tiến hành một thí nghiệm ở Nam Phi trong đó tập trung dạy các doanh nhân nhỏ lẻ về tư duy chủ động và hành vi kinh doanh. Kết quả cho thấy các khóa đào tạo dựa trên tâm lý học giúp tăng lợi nhuận doanh nghiệp lên 30%, đồng thời qua thí nghiệm này, họ cũng kết luận các đặc tính doanh nhân có thể được dạy, không chỉ dựa trên tính cách của cá nhân sinh ra đã có.
- Hỗ trợ về khả năng sáng tạo và năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Các nhà làm chính sách và giới nghiên cứu đã phát hiện sự gia tăng chậm lại của năng suất. Vì vậy, việc kết nối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp họ nâng cao khả năng sáng tạo và năng suất là một nhiệm vụ quan trọng. Nhưng cách nào có thể giúp được việc đó? Bloom et al. (2013) đã tiến hành một thí nghiệm có kết quả khá ảnh hưởng, trong đó họ tiến hành cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược cho 17 doanh nghiệp may mặc Ấn Độ và kết quả cho thấy cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược cải thiện kết quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, chi phí của các dịch vụ tư vấn chiến lược lại khá cao, nhưng có thể được đền bù bằng sự gia tăng chất lượng. Họ cũng tiến hành tìm hiểu thêm về kết quả nhiều năm sau và nhận ra rằng kết quả vẫn tiếp tục được duy trì sau nhiều năm.
Tài liệu tham khảo
- Bell, A., Chetty, R., Jaravel, X., Petkova, N., & Van Reenen, J. (2019). Who becomes an inventor in America? The importance of exposure to innovation. The Quarterly Journal of Economics, 134(2), 647-713.
- Bloom, N., Eifert, B., Mahajan, A., McKenzie, D., & Roberts, J. (2013). Does management matter? Evidence from India. The Quarterly Journal of Economics, 128(1), 1-51.
- Bravo-Biosca, A. (2020). Experimental innovation policy. Innovation Policy and the Economy, 20(1), 191-232.
- Edler, J., & Fagerberg, J. (2017). Innovation policy: what, why, and how. Oxford Review of Economic Policy, 33(1), 2-23.
- Moberg, S., and C. Jørgensen. (2017). Entrepreneurial Role Models and OnlineBased Entrepreneurship Education: Results from an Ongoing RCT. Danish Entrepreneurship Foundation. Mimeo.
Pingback: Đằng sau sự thành công: Chính sách đổi mới, sáng tạo tại Trung Quốc – Thao Trang Nguyen
Pingback: [EAA] [Innovation] Bộ công cụ Chính sách thúc đẩy đổi mới, sáng tạo – Thao Trang Nguyen
Pingback: [EAA] [Innovation] Chính sách Công nghiệp (Industrial Policy) – Text-based Approach – Thao Trang Nguyen