comment 0

Khủng hoảng đối với Kinh tế học hành vi

Khủng hoảng gì?

Một trong những bài báo tiêu biểu trong The Economist 2021 là “A study on dishonesty was based on fraudulent data”, tạm dịch “Nghiên cứu về sự dối trá dựa trên dữ liệu khai khống”. Trong đó, Dan Arieley – giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực Kinh tế học hành vi đã dựa trên dữ liệu khai khống để xuất bản một bài báo (2012) có tầm ảnh hưởng trong ngành, và sau đó đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như giáo dục, thu thuế, v.v ở nhiều nước.

Bài báo kết luận nếu đưa chữ kí xác nhận không dối trá lên đầu văn bản, thay vì ở cuối văn bản sẽ tăng tỉ lệ trung thực của người sử dụng. Nghiên cứu tiếp tục được mở rộng trên phạm vi ứng dụng tại cơ quan thuế của Mỹ để tăng lượng thuế thu về. Tuy nhiên, có khoảng 5 nghiên cứu sau đó thử “replicate” lại nghiên cứu này với cùng một concept, chỉ thay đổi về cách tiến hành hay tăng số mẫu người được tiến hành thu dữ liệu, không một nghiên cứu nào đưa kết quả có sự khác nhau giữa việc đưa chữ kí đầu và cuối của văn bản. Sau đó, các tác giả của bài báo (2012) đã cố gắng “replicate” kết quả của bài báo mình năm 2012 nhưng một lần nữa, họ không thể “replicate” kết quả được tìm ra năm 2012. Tuy nhiên, sự việc không chỉ dừng lại trong việc liệu có thể “replicate” được bài báo nữa hay không, mà một số các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra dữ liệu trong bài báo là dữ liệu khống.

Tại sao có sự khủng hoảng này?

Đó là một cú hit mạnh vào giới khoa học, không có lời giải thích chính đáng và sự xác nhận từ tác giả gốc liệu rằng data có bị khai khống hay không. Quay lại về vấn đề replication của bài báo này, thật ra nó đang là một cuộc khủng hoảng đối với giới nghiên cứu trong ngành kinh tế học hành vi. Jasonhreha (2021) đã đưa ra hai lý do:

  1. Kết quả nghiên cứu cốt lõi của ngành kinh tế học hành vi đã không thể replicate được trong nhiều năm qua.
  2. Những can thiệp thay đổi hành vi cho kết quả ứng dụng kém trong thực tế.

Cụ thể, về những nghiên cứu cốt lõi không thể replicate trong nhiều năm qua gồm có:

  • The Identificable Victim Effect: Hiệu ứng này được thể hiện thông qua việc chúng ta có xu hướng giúp đỡ khi chúng ta biết một cá nhân cụ thể nào đó cần giúp thay vì trong những trường hợp  khi nạn nhân là một nhóm lớn, hay một nhóm người không cụ thể.
    • Ví dụ, so sánh hai bài báo kêu gọi giúp đỡ “Children all deserve basic human needs and a happy healthy life. However, this is not the case for many young children across Africa. Over 26 million children are struggling because of starvation, causing them to be in chronic pain and to be emotionally and physically stunted. Your help is needed to overcome this tragic situation. Make a donation today”
    • và “Children all deserve basic human needs and a happy healthy life. However, this is not the case for many young children across Africa. Over 26 million children are struggling because of starvation, causing them to be in chronic pain and to be emotionally and physically stunted. Your help is needed to overcome this tragic situation. Make a donation today.”
    • Hiệu ứng nạn nhân cụ thể cho rằng chúng ta có xu hướng giúp đỡ đối với lời kêu gọi thứ 2 cho Jimmy, hơn lời kêu gọi thứ  nhất (all children suffering from starvation in Africa). Đọc kĩ hơn về hiệu ứng nạn nhân cụ thể tại bài báo này. 
  • Priming: Hiệu ứng này mô tả trường hợp khi một cá nhân tiếp xúc với một loại “stimulus”, họ sẽ có xu hướng hành động/ trả lời dựa trên những “stimulus” đó. Ví dụ như hình dưới đây. Đọc kĩ hơn về priming effect tại bài báo này. 
  • Loss aversion: Loss aversion là khái niệm quan trọng trong kinh tế học hành vi, trong đó nhấn mạnh việc con người có xu hướng sợ mất mát (loss) nhiều hơn (gấp khoảng 2 lần) so với việc thỏa mãn khi được (gains) một điều gì đấy. Ví dụ đơn giản mô tả như hình dưới, chúng ta có xu hướng sợ mất $20, hơn được $20. Tuy nhiên, loss aversion cũng gặp phải các trường hợp tương tự, khi hiện tại nghiên cứu với mẫu lớn hơn, hầu như chúng ta không thấy sự khác biệt giữa loss aversion và gains. 

Tương lai nào cho Kinh tế học hành vi?

Tóm lại, liệu rằng kinh tế học hành vi sẽ chết trong tương lai? Thời gian sẽ chứng minh điều đó. Tuy nhiên, vấn đề khó có thể replicate các kết quả nghiên cứu trong kinh tế học hành vi hay tâm lý học còn khiến chúng ta phải nhìn nhận lại vấn đề đơn giản hóa và tổng quan hóa hành vi con người. Trong các nghiên cứu được đưa ra, các nghiên cứu này đều dựa trên giả định con người hoàn toàn không thay đổi theo thời gian, họ hôm nay cũng sẽ giống họ hôm qua. Tuy nhiên, con người lại là những cá thể phức tạp, luôn biến đổi và chúng ta sẽ có những thích nghi khác nhau đối với những can thiệp khác nhau, và các nghiên cứu trên không xem xét những thay đổi này.

Tài liệu tham khảo

1. Akker (2020). Controversies surrounding loss aversion.

https://www.moneyonthemind.org/post/controversies-surrounding-loss-aversion

2. Feldman-Barrett (2021). Psychology is in a crisis. But not the one you’re thinking of.

https://www.sciencefocus.com/the-human-body/replication-crisis/?fbclid=IwAR0VYD2Yc3B2yHXFIb-x6AWeftXYH_RWGAnDeAiD7_SlogQEau0FsD9OlH

3. Gal, D., & Rucker, D. D. (2018). The loss of loss aversion: Will it loom larger than its gain?. Journal of Consumer Psychology28(3), 497-516.

4. Jasonhreha (2021). The death of behavioral economics. https://www.thebehavioralscientist.com/articles/the-death-of-behavioral-economics

5. Scientific American (2020). When we’re wrong, it’s our responsibility as scientists to say so.

https://blogs.scientificamerican.com/observations/when-were-wrong-its-our-responsibility-as-scientists-to-say-so/

6. The Decision Lab. Why are we more likely to offer help to a specific individual than a vague group?

7. The Decision Lab. Why do some ideas prompt other ideas later on without our conscious awareness?

8. The Economist (2021). A study on dishonesty was based on fraudulent data.

9. Uri, Joe and Leif (2021). Evidence of fraud in an influential field experiment about dishonesty.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s