comments 2

Innovation là gì? Innovation dưới góc nhìn Kinh tế học

Ngày nay, chúng ta nghe nhiều về Innovation (Innovation có thể dịch sang là đổi mới, sáng tạo với từ điển Tiếng Việt, tuy nhiên, sáng tạo cũng có thể hiểu là Creativity. Innovation và Creativity lại khác nhau. Nên để đảm bảo tính nguyên gốc, mình vẫn sẽ dùng Innovation từ nay trở về sau). Báo chí nói nhiều về Innovation, chính phủ, công ty cũng đang ra sức thúc đẩy Innovation trong nội bộ đất nước hay doanh nghiệp. Vậy Innovation là gì? Tại sao innovation lại trở nên “xu hướng trendy” đến như vậy?

Innovation là gì?

Nếu các bạn học chuyên ngành Kinh tế, một trong những kiến thức đầu tiên chúng ta học trong Kinh tế vi mô là Production Possibility Frontier (PPF) – đường giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp hay của một nền kinh tế. Innovation được hiểu là việc phát minh, phát triển và lan tỏa các hàng hóa mới, dịch vụ mới hay chu trình sản xuất mới (Bryan and Williams, 2021). Nói cách khác, Innovation là cách để chúng ta có thể thay đổi đường giới hạn khả năng sản xuất.

Tại sao Innovation lại quan trọng như vậy?

Là một chủ doanh nghiệp hay lãnh đạo kinh tế của một nước hay nhà kinh tế học truyền thống, điều đầu tiên cần lưu tâm đó là tăng trưởng. Làm sao để doanh nghiệp có thể tăng trưởng? Tăng trưởng GDP bình quân hằng năm của nước ta là bao nhiêu? v.v

Về mặt lý thuyết, đã có nhiều mô hình tăng trưởng được xây dựng và giải thích Innovation đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Có thể kể đến một số mô hình như mô hình của Solow-Swan (exogenous growth – mô hình này coi lao động tự tăng trưởng – hay nói cách khác chúng ta coi việc lao động tăng trưởng là đã có sẵn và công nghệ (nói cách khác là innovation) cũng đã có sẵn), hay mô hình Neoschumpeterian (endogenous growth – tập trung vào sự cạnh tranh giữa công nghệ tân tiến và công nghệ lạc hậu).

Lịch sử cũng đã chứng minh vai trò của Innovation.

  • Động cơ hơi nước

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra vào khoảng năm 1760 tại Anh với sự phát minh của động cơ hơi nước. Động cơ hơi nước cho phép việc chuyển đổi từ nông nghiệp sang quá trình sản xuất mới, trong đó sử dụng than là nguồn năng lượng chính và tàu là phương thức vận chuyển chính. Trong giai đoạn này, ngành dệt may và sắt cũng là những ngành công nghiệp được đầu tư nhiều nhất và là những ngành chủ đạo cung cấp việc làm và sản lượng đầu ra.

  • Điện

Điện được phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1860 -1990) và theo đó là giai đoạn với khoảng 70 năm thay đổi công nghệ liên tục và nhanh chóng (Atkeson and Kehoe, 2001).

  • Chất bán dẫn

Phát minh ra chất bán dẫn cũng là một phát minh lớn của nhân loại vào khoảng những năm 1990s. Phát minh chất bán dẫn đi kèm với những phát minh nhằm cải thiện khả năng sản xuất giúp tăng năng suất và chất lượng hàng hóa của các ngành khác như sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, và cả các ngành như ngành bán lẻ.

  • ICT

Giai đoạn này cũng là giai đoạn phát triển của công nghệ thông tin khi giá của các thiết bị công nghệ thông tin đã giảm nhanh chóng, và tăng trưởng năng suất diễn ra ở các ngành liên quan như ngành viễn thông.

  • Kỹ thuật số

Và hiện tại, chúng ta đang chứng kiến cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo với các công nghệ kỹ thuật số. Cuộc cách mạng công nghệ kỹ thuật số (hay 4.0) đang diễn ra trên khắp các lĩnh vực: thương mai điện tử, giao thông, dịch vụ, du lịch, giáo dục, sản xuất máy móc, dệt may với sự phổ biến từ các loại công nghệ như điện toán đám mây, mobile internet, trí tuệ nhận tạo (artificial intelligence) hay học máy (machine learning). Ít nhiều, có lẽ trong chúng ta đều đã nghe các “term” này ít nhất một lần.

Đo lường Innovation

Innovation rất quan trọng, nhưng việc đo lường Innovation lại có nhiều khó khăn.

Thứ nhất, Innovation thường được đo lường qua chỉ tiêu như R&D hay số lượng bằng phát minh, sáng chế. Tuy nhiên, những cách đo lường này cũng có nhiều vấn đề:

  • Các đất nước đang phát triển thường không có số liệu đối với chi tiêu cho R&D hay số lượng bằng phát minh, sáng chế (vì bảo vệ sở hữu trí tuệ không phát triển tại các đất nước này).
  • Khi đo lường bằng số lượng bằng phát minh, sáng chế, chúng ta có thể bỏ qua trường hợp một số bằng phát minh được sử dụng rất nhiều, nhưng phần lớn lại không (Quy luật Power Law)

Thứ hai, định nghĩa Innovation lại mang tính cá nhân (subjective) cho từng cá nhân, tổ chức. Nỗ lực gần đây của các tổ chức như OECD hay World Bank với innovation surveys gặp nhiều vấn đề, khi một số đất nước nghèo lại có mức độ Innovation cao hơn các nước như Trung Quốc, Colombia hay Nam Phi (Cirera and Maloney, 2017). Đây gọi là đường hình chữ U (U-shaped curve) khi mô tả vấn đề đo lường Innovation.

innovation-la-gi

Source: Enterprise Survey và UNESCO data, compiled by Cirera and Maloney (2017)

Các câu hỏi liên quan đến Innovation

Từ những vấn đề cơ bản liên quan đến Innovation, chúng ta lại có nhiều câu hỏi hơn nữa về Innovation, ví dụ như:

  • Innovation ở doanh nghiệp là gì? Làm sao có thể thúc đẩy Innovation tại doanh nghiệp? Làm sao để tạo ra giá trị cạnh tranh giữa doanh nghiệp mình và doanh nghiệp khác? Liệu rằng các doanh nghiệp có thực hiện sáng chế nhiều không?
  • Innovation ở ngành khác gì với doanh nghiệp? Hay chính sách Innovation giữa các nước khác nhau như thế nào? Làm sao để thúc đẩy Innovation trong một nước hay một khu vực?
  • Innovation giữa đất nước đang phát triển và đã phát triển khác nhau như thế nào? Innovation lan tỏa từ đất nước đã phát triển sang đang phát triển hay ngược lại? Có những hình thức innovation như thế nào?
  • Chúng ta cũng chưa nói nhiều đến tác động của Innovation lên các mặt khác của kinh tế, xã hội, ví dụ như bất bình đẳng về giới, về thu nhập, số lượng công việc và các loại công việc bị ảnh hưởng như thế nào? Người lao động sẽ bị tác động ra sao?

Kết luận

Tóm lại, sau khi đọc xong bài này, hi vọng các bạn có thể hiểu được 3 ý quan trọng về (i) innovation là gì? (ii) vai trò và (iii) cách đo lường Innovation. Đó là những vấn đề cơ bản nhất về Innovation và đồng thời, mở ra nhiều cầu hỏi hơn để chúng ta cùng nghiên cứu và hiểu thêm về Innovation.

Các bạn có thể nghiên cứu kĩ hơn về một số bài báo được đề cập trong bài, cũng như một số bài báo khác trong blog của mình liên quan đến cùng chủ đề Innovation.

Hi vọng các bạn có thể hiểu rõ về Innovation và cùng thảo luận về chủ đề này cùng với mình! Và đương nhiên, câu hỏi thực tế cuối cùng đặt ra là làm sao chúng ta có thể thúc đẩy Innovation tại Việt Nam? Excited to hear your sharings! Let me know! 🙂

Một số bài báo đề cập trong bài:

  1. Atkeson, A., & Kehoe, P. J. (2001). The transition to a new economy after the second industrial revolution.
  2. Bryan, K. A., & Williams, H. L. (2021). Innovation: Market Failures and Public Policies (No. w29173). National Bureau of Economic Research.
  3. Cirera, X., & Maloney, W. F. (2017). The innovation paradox: Developing-country capabilities and the unrealized promise of technological catch-up. World Bank Publications.
  4. Krishnan, M., Mischke, J., & Remes, J. (2018). Is the Solow Paradox Back?. The McKinsey Quarterly.

2 Comments

  1. Pingback: Chính sách đổi mới, sáng tạo (Innovation Policy) – Thao Trang Nguyen

  2. Pingback: Đằng sau sự thành công: Chính sách đổi mới, sáng tạo tại Trung Quốc – Thao Trang Nguyen

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s