comment 0

Kinh tế học ngôn ngữ

Hôm nay, mình đọc được một bài báo rất hay về Kinh tế học ngôn ngữ. Mình sẽ tóm tắt lại một số nội dung chính của bài báo này, tuy nhiên, trải nghiệm tốt nhất vẫn là các bạn tự đọc. Bài báo được đăng trên American Economic Review năm 2020 của hai tác giả Victor Ginsburgh và Shlomo Weber.

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, giúp chúng ta giao tiếp, giúp thông tin được chuyển giao. Ngôn ngữ ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa, là yếu tố hỗ trợ chúng ta trong giao thương, thương mại quốc tế, cơ hội nghề nghiệp và ảnh hưởng đến cả hành vi kinh tế và xã hội.

Ngôn ngữ và hành vi

Tại sao chúng ta học ngôn ngữ?

  • Giao thương
  • Di cư và chiến tranh
  • Linguae francae: Sau cái chết của Muhammad vào năm 632 trước công nguyên, người Ả Rập đã xâm lược các nước Bắc Phi và Trung Đông, sau đó biến ngôn ngữ Ả Rập trở thành liguae francae. Tiếng Latin cũng là liguae francae trong giới học thuật vào thập niên Middle Ages và the Renaissance tăm tối. Tiếng Pháp cũng trở thành ngôn ngữ dùng cho ngoaị giao và tiếng Đức cũng từng được sử dụng bởi giới khoa học.

Ngôn ngữ, văn hóa có mối quan hệ như thế nào?

Tranh cãi về ngôn ngữ tác động đến văn hóa như thế nào hiện nay bắt nguồn từ giả thiết của Whorf năm 1956 khi ông cho rằng những người sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau có những đánh giá khác nhau đối với cùng một quan sát và dẫn tới họ có những quan điểm khác nhau về thế giới.

Trong đó có hai hình thức của giả thiết này. Một là Sapir-Whorf (SW) hay còn gọi là “strong form” trong đó nhấn mạnh ngôn ngữ mẹ đẻ quyết định cách chúng ta suy nghĩ và quan điểm về thế giới, hay nói cách khác chúng ta là “nô lệ của ngôn ngữ”. Hình thức khác là “weak form” trong đó cho rằng ngôn ngữ có thể ảnh hưởng cách chúng ta suy nghĩ.

  • Ngôn ngữ về màu sắc

Trong Tiếng Anh, có 11 từ để mô tả màu sắc, trong khi đối với tiếng Bolivian Amaazonian, Tsimane, chỉ có 3 từ để mô tả màu sắc bao gồm đen, trắng và đỏ. Một vài ngôn ngữ chỉ có từ mô tả hai loại màu đen và trắng. Một ngôn ngữ có từ để mô tả màu đó, cũng chắc chắc sẽ có từ mô tả màu đen và trắng, thuật ngữ chỉ màu nâu hoặc tím cũng chỉ xuất hiện sau khi ngôn ngữ đó có sự phân biệt giữa màu xanh lá cây (green) và xanh da trời (blue).

Trong một số ngôn ngữ chỉ có một từ để mô tả màu “green” và màu “blue” (như tiếng Việt của chúng ta). Ví dụ trong tiếng Bantu, “green”“blue” được mô tả bởi màu của cỏ “rangi ya mayani”màu sắc của trờirangi ya angwa” (một lần nữa chúng ta thấy tiếng Việt cũng tương tự như vậy). Trong tiếng Pashto – thường được sử dụng tại Afghanistan và Pakistan, thuật ngữ “shin” được sử dụng cho cả màu “green”“blue”, nhưng nếu có khó khăn trong phần diễn đạt để mô tả màu nào là “green” và màu nào là “blue”, người ta sẽ thêm các từ chỉ “plants” hoặc “sky” để mô tả. Đối với người Hy Lạp, họ còn có thuật ngữ riêng biệt cho “darker shade of blue” được gọi là ble“a light one” được gọi ghalazio. Vì vậy, Thierry và cộng sự (2009) cho rằng, điều này đã dẫn tới người Hy Lạp có khả năng nhận biếtphân biệt màu sắc tốt hơn người có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.

  • Ngôn ngữ về thời gian

Nhận thức về thời gian cũng khác nhau giữa các loại ngôn ngữ. Đặc biệt, đối với người nói tiếng Quan Thoại (Mandarin) nói về thời gian theo chiều dọc (vertically) (thời gian theo hướng lên và xuống), trong khi người nói tiếng Anh lại nói về thời gian theo chiều ngang (horizontally) (thời gian sau và trước – behind and ahead). Đối với người nói tiếng Malagasy (ngôn ngữ mẹ đẻ ở Madagascar), tương lai lại đến từ phía sau (Dahl, 1995). Còn đối với người Kuuk Thaayorre – ngôn ngữ của người Australian Aboriginal, nói về thời gian như sự dịch chuyển từ đông qua tây.

Nhà Kinh tế học Chen (2013) có một bài báo thú vị đặt câu hỏi nghiên cứu ngôn ngữ tác động đến tương lai như thế nào. Ông ấy phân biệt hai nhóm ngôn ngữ: một nhóm phải dùng thì tương lai khi nói về tương lai (gọi là strong – FTR language) và nhóm ngôn ngữ không phải dùng đến thì tương lai khi nói về tương lai (gọi là weak – FTR language). Ví dụ, giả sử trong tiếng Pháp chúng ta muốn nói “tomorrow it will rain”. Trong tiếng Pháp, thì tương lai cho “to rain” là :pleuvra cho nên bạn sẽ nói “demain, il pleuvra”, và vì vậy, sẽ kì lạ nếu bạn nói “demain il pleut”, trong đó “pleut” là thì hiện tại của “to rain”. Tương tự, trong tiếng Anh chúng ta sẽ thêm “will” để mô tả thì tương lai. Vì vậy, tiếng Pháp và tiếng Anh được gọi là ngôn ngữ strong-FTR.

Ngược lại, trong tiếng Đức, chúng ta có thể nói “morgen regnet es” – sử dụng cùng thì đối với động từ “regnen” (mưa) trong hiện tại và tương lai. Nhưng chúng ta cũng có thể sử dụng “morgen wird es regnen” – tạm dịch là “ngày mai trời sẽ mưa”. Tuy nhiên, tiếng Đức được xếp dưới dạng weak-FTR.

Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy, Chen cho thấy người nói ngôn ngữ strong- and weak- FTR khác nhau trong cách họ tiết kiệm cho tương lai. Chen kết luận rằng những người nói ngôn ngữ weak – FTR có xu hướng tập trung vào tương lai đối với các hành vi liên quan đến tiền bạc và không liên quan đến tiền bạc. Những người này có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn khoảng 31% hằng năm, và đến khi về hưu họ tiết kiệm được khoảng hơn 39%. Họ cũng có xu hướng hút thuốc ít hơn 24%, vận động tích cực hơn khoảng 29% và ít bị béo phì hơn khoảng 31%. Chen cũng thấy rằng những đất nước nói ngôn ngữ weak-FTR là ngôn ngữ mẹ đẻ có GDP cao hơn khoảng 6% so với những nước dùng tiếng strong-FTR. Gải thích cho những kết luận này, Chen cho rằng ngôn ngữ strong-FTR khiến tương lai trở nên tách biệt, và vì vậy ít quan trong hơn. Tuy nhiên, lưu ý Chen cũng rất cẩn thận trong việc thảo luận liệu rằng ngữ pháp của ngôn ngữ đó gây ra hành vi của con người: có thể “ngôn ngữ không gây ra, mà thay vào đó thể hiện sâu hơn sự khác nhau trong hành vi của con người”, tuy nhiên Chen cũng cho rằng hầu hết những kết luận mà ông tìm thấy mang tính nhân quả (”causal effects”).

Tuy nhiên bài báo này của Chen cũng gặp sự chỉ trích của Dahl – người là nguồn gốc trong mô tả về cách sử dụng thì trong bài báo của Chen. Dahl có ba lo lắng về kết luận trong bài báo của Chen:

  • Không chỉ có một hình thức non-past form để chỉ về tương lai như “tomorrow, it is going to rain” thay vì “it will rain” – khiến việc phân biệt giữa strong- và weak- FTR khó hơn.
  • Một vài ngôn ngữ strong-FTR như tiếng Pháp hay Tây Ban Nha cũng sử dụng thì hiện tại cho những việc họ dự định làm trong tương lai gần/ tức thì, và những câu này mang ý nghĩa intention-based hơn là prediction-based. Điều này tiếp tục khiến việc phân biệt giữa strong- và weak FTR trở nên khó khăn
  • Có nhiều cách để nói về tương lai hơn ngoài việc có sự tồn tại hay không tồn tại của thì tương lai.
  • Giới tính của danh từ

Một số nhà tâm lý học như Boroditsky, Schmidt và Phillips (2003) kết luận giới tính của danh từ ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhưng không sâu sắc. Tuy nhiên, Boroditsky (2009) cũng kết luận trong một bài báo, ví dụ cùng một từ “chìa khóa” trong tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha có giới tính khác nhau. Vì vậy, đối với người Đức, “chìa khóa” mang giới tính nam nên người Đức thường nghĩ về “chìa khóa” như vậy dụng mang tính “cứng”, “nặng”, “kim loại” hay “hữu ích”, trong khi đối với người nói tiếng Tây Ban Nha, “chìa khóa” mang giới tính nữ nên thường được liên tưởng đến hình ảnh “vàng”, “dễ thương”, “lấp lánh”, hay “nhỏ nhắn”.

Các nhà kinh tế học, điển hình như Mavisakalyan (2015) cũng đặt dấu hỏi liệu giới tính của danh từ có ảnh hưởng đến các kết quả kinh tế. Trong một nghiên cứu của mình, Mavisakalyan (2015) kết luận những đất nước trong đó phần lớn ngôn ngữ của họ mang giới tính, phụ nữ thường tham gia ít hơn vào lực lượng kinh tế, và những người nói ngôn ngữ có mang tính giới tính nhiều có vẻ suy nghĩ phụ nữ không nên tham gia vào lực lượng lao động bình đẳng với nam giới.

Cảm xúc từ ngôn ngữ

Ngôn ngữ cũng thường được sử dụng như một cách để chúng ta biểu đạt cảm xúc. Vì vậy, triết gia và nhà xã hội học Tonnies (1887) từng cho rằng “Tiếng Anh cho sự tôn kính (irreverence), tiếng Đức cho suy đoán siêu hình (metaphysical speculation) hay tiếng Pháp cho những biểu đạt “sensual pleasures”.

Khoảng cách giữa các ngôn ngữ

Có nhiều yếu tố để xem xét liệu rằng các ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau hay không. Từ vựng (vocabulary, hay lexical terms) thường được sử dụng nhiều nhất. Tiếp theo là ngữ âm (phonetics). Cú pháp (syntax) hay cách các yếu tố (như từ – words) được kết hợp để hình thành cụm từ hay một câu. Động từ trong câu cũng là một cách để phân biệt các ngôn ngữ: ví dụ đối với tiếng Anh, động từ thường được đặt ở giữa câu, và cuối câu đối với tiếng Đức. Ngữ pháp cũng quan trọng trong việc phân biệt các loại ngôn ngữ.

Bảng dưới thể hiện phân biệt các loại ngôn ngữ khác nhau. Bảng 1 là các từ chỉ số từ một đến năm đối với 15 ngôn ngữ, và bảng hai là phân biệt 15 ngôn ngữ trên dựa trên nhóm các từ tương tự như nhau trong cùng cách biểu đạt từ số một đến số năm, gồm: ngôn ngữ Germanic, ngôn ngữ Romance, ngôn ngữ Celtic, ngôn ngữ Slavic, ngôn ngữ Urralic và ngôn ngữ Bantu.

Thế giới đa ngôn ngữ. Vậy chính sách và giải pháp là gì?

  • Chính sách đổi ngôn ngữ

Năm 1983, Morocco chuyển ngôn ngữ dạy từ lớp 6 trở đi thành tiếng Ả rập thay vì tiếng Pháp. Angrist và Lavy (1997) ước tính tác động của việc thay đổi này đã làm giảm đi lợi ích từ việc học của những cá nhân nằm trong diện bị thay đổi. Học sinh phải thích ứng với hệ thống xã hội và kinh tế với tiếng Pháp là tiếng chủ đạo, nhưng lại được dạy bằng một ngôn ngữ khác tạo nên rào cản cho học sinh nghèo và vùng nông thôn.

  • Chính sách cân bằng ngôn ngữ

Chính sách “3 ngôn ngữ” ở Ấn Độ vào năm 1965-1966. Theo đó, những bang nói tiếng Hindi sẽ học tiếng Hindi, tiếng Anh, và một trong những ngôn ngữ miền Nam. Trong khi ở những bang không nói tiếng Hindi sẽ cần học tiếng Hindi, ngôn ngữ mẹ đẻ của họ và tiếng Anh. Chính sách “3 ngôn ngữ” này cũng đã được thí nghiệm ở Nigeria.

Cảm nhận

Đọc về sự khác nhau giữa các ngôn ngữ ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa mình càng thấy thú vị. Khi ở châu Âu, sẽ thấy người Hà Lan, người Đức, hay những người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ sẽ có những sự tương đồng và khác nhau như thế nào. Hay người Pháp, người Bồ Đào Nha, người Ý, người Tây Ban Nha sẽ có sự tương đồng về tính cách và ngôn ngữ của họ như thế nào.

Tương tự như vậy, tiếng Việt Nam, tiếng Trung Quốc có những sự tương đồng nhau trong cách phát âm và cũng chia sẻ với nhau những tương đồng về văn hóa như thế nào.

Một bài báo hay và còn có nhiều thông tin nữa trong bài báo mình không trích dẫn ở đây. Rất khuyến khích mọi người đọc!

Một số bài báo đề cập trong bài

Angrist, J. D., & Lavy, V. (1997). The Effect of a Change in Language of Instruction on the Returns to Schooling in Morocco. Journal of Labor Economics15(1, Part 2), S48-S76.

Chen, M. K. (2013). The effect of language on economic behavior: Evidence from savings rates, health behaviors, and retirement assets. American Economic Review103(2), 690-731.

Ginsburgh, V., & Weber, S. (2020). The economics of language. Journal of Economic Literature58(2), 348-404.

Mavisakalyan, A. (2015). Gender in language and gender in employment. Oxford Development Studies43(4), 403-424.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s