3 bài học trong podcast
- Cần phải phác thảo được sơ bộ về cuộc đời của chính mình hay muốn cuộc đời của mình được kể lại như thế nào khi chúng ta nằm xuống
- Để có được phác thảo sơ bộ về cuộc đời, chúng ta cần có được nhiều nguyên liệu càng tốt. Giai đoạn tìm kiếm và có được nguyên liệu nên dành thời gian để đầu tư vào trải nghiệm, kiến thức, tài chính và mindset (từ 18-35 tuổi). Trong đó:
- Trải nghiệm cần đủ lâu và đủ sâu
- Kiến thức – luôn học hỏi và nghiên cứu
- Tự do tài chính – ngay sau 18 tuổi nên bắt đầu đầu tư và tích lũy vào tự do tài chính (mất khoảng trên dưới 10 năm)
- Mindset
Tuy nhiên bản phác thảo chỉ nên xem như là la bàn của cuộc đời, không phải là cuộc đời của chính chúng ta. Sẽ có những thay đổi nhưng chúng ta hiểu được chúng ta muốn gì và điều gì làm chúng ta hạnh phúc.
- Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn tận hưởng cuộc đời (từ 35 – 50 tuổi). Giai đoạn từ 40 sau đó chúng ta có thể nghĩ đến giai đoạn chia sẻ, mang lại giá trị cho xung quanh và xây dựng sự kế thừa (không phải tiền mà nên là những bài học quý giá) cho xung quanh (con cái, thế hệ trẻ). Giai đoạn từ những năm 70 tuổi trở đi mỗi ngày một món quà và là những năm cuối đời.
Cảm nhận
- Mình thích cách tác giả nhấn mạnh năm 18 – 35 tuổi là năm để đầu tư có nhiều nguyên liệu, bao gồm bốn thứ để đầu tư trải nghiệm, kiến thức, tài chính và mindset. Mình cũng thích cách tác giả nói khi chúng ta đã có đủ trải nghiệm, chúng ta sẽ biết mình muốn gì trong cuộc sống và có đủ nguồn lực để tận hưởng cuộc sống đó. Giai đoạn của sự chia sẻ và sự kế thừa lại càng quan trọng khi nhận ra đem lại giá trị cho người khác cũng chính là cách đem lại hạnh phúc cho bản thân.
- Tuy nhiên có lẽ mình không đồng ý với cách chia ra những độ tuổi nhất định với từng giai đoạn và gắn liền với hành động cụ thể. Nói cách khác, giai đoạn từ 40 trở đi không có nghĩa là chúng ta không có quyền trải nghiệm. Hay không phải chỉ khi chúng ta đã có thể tận hưởng cuộc sống, chúng ta mới có thể mang lại giá trị cho xung quanh. Những điều này có thể bắt đầu bất kể lúc nào, và bất kì bằng hình thức nào. Tương tự như vậy, giai đoạn 70 trở đi, chúng ta vẫn có thể trải nghiệm, học thêm, thay đổi mindset – nếu chúng ta muốn.
- Nói cách khác, theo mình tuổi tác chỉ nên là con số, và không nên để tuổi tác làm giới hạn bản thân mình. Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh bản phác thảo chỉ nên gọi là la bàn cuộc đời, và mình nghĩ khái niệm này quan trọng. La bàn để giúp chúng ta không lạc lối, tuy nhiên, vẫn nên tin tưởng vào trực giác bản thân để hiểu bản thân mình đang cần gì, muốn gì và nên xây dựng cuộc sống của mình như thế nào.
- Tóm lại, đây là một podcast đáng nghe và cảm nhận.
Pingback: [Review podcast] People I (mostly) admire – Ep. 59. Who gives the worst advice? – Thao Trang Nguyen