Giới thiệu
Input-Output Table được xây dựng với mục đích thể hiện mối quan hệ phụ thuộc giữa các ngành trong một nền kinh tế (có thể là một vùng, một nước hoặc giữa các nước với nhau).
Ví dụ, Timmer et al. (2015) dựa vào bảng World Input-Output Table năm 1995 và 2008 và phát hiện thấy tổng giá trị đầu ra của ngành ô tô ở Đức có 78.9% đến từ Đức năm 1995, nhưng giảm xuống còn 66% năm 2008. Trong khi, giá trị đóng góp lại tăng lên ở các nước Đông Âu, trong Liên minh Châu Âu, NAFTA và Đông Á. Có thể thấy sự phụ thuộc tăng lên giữa các nền kinh tế (nên nhớ, số liệu này trước khi khủng hoảng kinh tế diễn ra).
Ứng dụng
Những ứng dụng của Input-Output Table (bảng I-O) khá nhiều và da dạng. Chẳng hạn:
- Bạn muốn biết tác động của một ngành lên các ngành còn lại sẽ như thế nào? → input-output table
- Bạn muốn biết ví dụ covid-19 làm một số quốc gia quan trọng trong chuỗi cung ứng đóng cửa biên giới, ngừng sản xuất ảnh hưởng như thế nào đến các ngành thuộc các nền kinh tế khác như thế nào? → input-output table
- Hay ngay cả trong một nền kinh tế của một quốc gia, hay một khu vực chúng ta cũng cần hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công ty thuộc các ngành khác nhau, địa lý khác nhau như thế nào để hiểu cách nền kinh tế hoạt động? → input-output table
- Bạn muốn biết tác động của quy định về môi trường như thế nào đến nền kinh tế? → input-output table
Cụ thể, chúng ta có thể chia ứng dụng của input-output table như sau:
- Phân tích thay đổi cấu trúc nền kinh tế (Structural Analysis)
- Dự báo (Forecasting)
- Tác động (Impact)
Đọc bảng Input-Output
Ví dụ
Nguồn: Miernyk (2020)
Nguồn: Antras and Chor (2021)
Cấu trúc
Cấu trúc của bảng I-O gồm:
- Mục “processing sector” (hoặc với một số bảng là “intermediate inputs”) : gồm các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
- Mục “Final demand”: Mục này quan trọng, thể hiện cầu của các đơn vị trong nền kinh tế. Quan trọng vì mục này thể hiện nếu cầu thay đổi, có thể ảnh hưởng đến các phần còn lại của bảng.
- Mục “Total Gross Output và Total Gross Outlay” (có thể có tên gọi khác ở các bảng khác nhau). Total Gross Outlay (hàng cuối) thể hiện tổng giá trị đầu vào (input) mà mỗi ngành cần (hay tổng mua của ngành đó). Trong khi mục Total Gross Output (cột cuối) thể hiện tổng giá trị đầu ra (output) mà mỗi ngành sản xuất.
Total Gross Output = Total Gross Outlay
Các dataset IO thường được sử dụng
Thế giới và khu vực
WIOD hiện tại gồm 2 database: một được ra đời vào năm 2013 và thứ hai ra đời vào năm 2016.
- Bản 1 cập nhật năm 2013 gồm 40 nước, gồm dữ liệu từ năm 1995-2011. Dữ liệu theo quy chuẩn International Standard Industrial Classification revision 3 (ISIC Rev.3) và gồm 35 ngành.
- Bản 2 cập nhật năm 2016 gồm 43 nước, và phần còn lại của thế giới (nằm ngoài 43 nước trên), gồm dữ liệu từ năm 2000-2014. Dữ liệu theo quy chuẩn International Standard Industrial Classification revision 4 (ISIC Rev. 4) và gồm 56 ngành.
Các bài nghiên cứu nhất định phải đọc nếu sử dụng database này:
- Timmer, M. P., Los, B., Stehrer, R. and de Vries, G. J. (2016),
“An Anatomy of the Global Trade Slowdown based on the WIOD 2016 Release”
, GGDC research memorandum number 162, University of Groningen
- Timmer, M. P., Dietzenbacher, E., Los, B., Stehrer, R. and de Vries, G. J. (2015),
“An Illustrated User Guide to the World Input–Output Database: the Case of Global Automotive Production”, Review of International Economics., 23: 575–605
TiVA database cập nhập năm 2018 gồm 64 nước, bao gồm các nước nằm trong OECD, EU28 và G20, hầu hết các nước ở Đông và Đông Nam Á và một số nước nằm trong khu vực Nam Mỹ. Dữ liệu gồm 36 ngành, bao gồm từ năm 2005 đến năm 2015, và dự báo cho năm 2016. Dữ liệu sử dụng ISIC Revision 4.
Bài cần phải đọc để sử dụng database này:
- Guide to OECD’s Trade in Value Added (TiVA) Indicators, 2018 edition
- Asian Development Bank, multi-regional input-output tables (ADB-MRIO)
Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng xây dựng bảng IO cho 25 nước châu Á, gồm bổ sung thêm 19 nước châu Á: Bangladesh, Bhutan, Bruinei Darussalam, Cambodia, Fiji, Hong Kong, China, Kazakhstan, Kyrgyz Republic, Lào, Malaysia, Maldives, Mongolia, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam so với WIOT. Dữ liệu gồm nhiều năm 2000, 2005, 2006, 2007 đến năm 2019.
Database này được phát triển bởi Viện nghiên cứu các quốc gia đang phát triển (The Institute of Developing Economies, Japan External Trade Organization (IDE-JETRO)) từ năm 1975. Tuy nhiên hiện tại chỉ cập nhật đến năm 2005.
Điểm đặc biệt của bộ dữ liệu này so với các bộ dữ liệu khác là việc sử dụng phân phối của các doanh nghiệp nhập khẩu để tính “weights” của các ngành mua hàng/ dịch vụ. Thay vì giả định rằng “weights” này bằng nhau giữa các ngành.
Bộ dữ liệu này được cung cấp bởi Eora, gồm 187 nước, từ năm 1990 – 2014, gồm 26 ngành. Bộ dữ liệu cung cấp các yếu tố về môi trường, nên rất hữu ích cho những ai nghiên cứu về môi trường.
Quốc gia và khu vực
Để thiết lập nên các bộ database trên, hầu như đều phải dựa vào bảng IO của các nước. Vì vậy, nếu các nước được cập nhật vào bộ dữ liệu trên, nghĩa là họ có cung cấp IO của riêng nước họ. Tùy vào các nước, mà sẽ có các bảng IO có mức độ chi tiết rất cao.
Tương tự như vậy, chúng ta cũng có thể thiết lập IO của từng khu vực/ tỉnh (bang). Ví dụ điển hình ở Mỹ, các bang cũng sẽ có các bảng IO của họ, và cũng có thể xây dựng IO của vùng dựa trên các bảng IO của quốc gia họ với điều kiện cần phải có một số giả định.
Một số nghiên cứu nổi tiếng làm nền móng cho nghiên cứu bảng IO theo khu vực và tỉnh thành/bang ở Mỹ có thể tham khảo:
- Hirsch, W. Z. (1959). Interindustry relations of a metropolitan area. The Review of Economics and Statistics, 360-369.
- Kuenne, R. E. (1992). The impact of steel upon the greater New York-Philadelphia industrial region. In General Equilibrium Economics (pp. 77-103). Palgrave Macmillan, London.
- Miller, R. E. (1957). The impact of the aluminum industry on the Pacific Northwest: A regional input-output analysis. The Review of Economics and Statistics, 200-209.
Ở Việt Nam, mình hiện chưa tìm hiểu rõ nên mình sẽ cập nhật sau đối với dữ liệu và các bài nghiên cứu quan trọng sử dụng bảng IO sau này.
Kết luận
Tóm lại, bảng IO có nhiều tiềm năng để nghiên cứu và có nhiều câu hỏi thú vị có thể được giải đáp từ các bảng IO. Ngoài các bảng IO có độ “aggregate” cao như kể trên, xu hướng nghiên cứu đang dịch chuyển qua các đơn vị nhỏ hơn như “công ty” hay “nhà máy” để làm rõ hơn tính không đồng nhất (heterogeneity). Hi vọng, sau bài này các bạn có thể có những thông tin cơ bản nhất về Input Output Table bao gồm ứng dụng, cách độc bảng và các bộ dữ liệu IO thường được sử dụng.
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về bảng IO, 3 tài liệu mà mình khuyên đọc:
- Antràs, P., & Chor, D. (2021). Global value chains. → Tài liệu cập nhập nghiên cứu GVCs đến hiện tại và các định hướng có thể nghiên cứu trong tương lai
- Miernyk, W. H. (2020). The elements of input-output analysis. → Sơ lược về bảng IO nhưng theo ngôn ngữ thông thường (non-academic)
- Miller, R. E., & Blair, P. D. (2009). Input-output analysis: foundations and extensions. Cambridge university press. → Sách mà mọi người đều khuyên đọc khi muốn tìm hiểu về bảng và phân tích IO.
Enjoy!
Tài liệu tham khảo
- Antràs, P., & Chor, D. (2021). Global value chains
- Miernyk, W. H. (2020). The elements of input-output analysis
- Timmer, M. P., Dietzenbacher, E., Los, B., Stehrer, R., & De Vries, G. J. (2015). An illustrated user guide to the world input–output database: the case of global automotive production. Review of International Economics, 23(3), 575-605.