comment 0

[EAA] [Innovation] Cụm công nghiệp về lâu dài: Bằng chứng từ các nhà máy triệu đô ở Trung Quốc

Đây là series “EAA – Everyday an article” mình viết để giới thiệu với mọi người mỗi ngày một bài báo hay về các lĩnh vực khác nhau.

Hôm nay mình giới thiệu bài báo “Industrial Clusters in the long run: Evidence from million-rouble plants in China” của nhóm tác giả Stephan Heblich, Marlon Seror, Hao Xu, Yanos Zylberberg. Bài báo hiện vẫn đang dưới dạng working paper. Các bạn có thể truy cập bài báo tại đây.

Câu hỏi chính của bài báo tập trung vào vấn đề “Tác động của cụm công nghiệp về lâu dài là gì? Liệu rằng những nơi có các cụm lông nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn hay kém hiệu quả hơn các nơi khác không có cụm công nghiệp?”

  • Về phương pháp: Nhóm tác giả sử dụng “identification strategy” dựa trên thông tin về các công nghệ máy bay với vị trí của các căn cứ không quân của kẻ thù và đồng minh và đưa ra thước đo về tính dễ bị tổn thương (vulnerability) trước các cuộc tấn công trên không từ các căn cứ lớn của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1950–1960. Nhóm tác giả dựa trên liên minh tồn tại trong thời gian ngắn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã dẫn đến việc xây dựng 150 “nhà máy triệu đô” vào những năm 1950 để xác định cụm công nghiệp.
  • Về kết quả:
    • Các nhà máy triệu đô tạo ra tác động lan tỏa tích cực (positive spillovers) trong một thời gian ngắn – một sự bùng nổ (a “boom”), nhưng tác động lan tỏa tiêu cực (negative spillovers) trong thời gian dài – a “bust”.
    • Những địa phương có các nhà máy triệu đô trải qua thời kì thăng trầm. Họ chứng kiến tăng trưởng trong năng suất đến năm 1982, nhưng lại giảm dần đều (so với các địa phương khác) trong thời gian sau. Đến năm 2020, năng suất trung bình ở các địa phương này thấp hơn so với các địa phương khác, mặc dù các nhà máy triệu đô vẫn hoạt động hiệu quả và sáng tạo.
    • Lý do được đưa ra vì các địa phương này tăng chuyên môn hóa dựa trên các nhà máy triệu đô. Vì vậy các nhà máy có liên kết ít có động lực để phát triển, sáng tạo. Có ít lan tỏa công nghệ, động lực phát triển ngành mới và các doanh nhân tiềm năng có xu hướng rời bỏ các địa phương này để mở doanh nghiệp mới ở các địa phương khác.
    • Vì vậy, bài báo này nghi ngờ độ hiệu quả về lâu dài của các chính sách công nghiệp dựa trên địa điểm (place-based policies).
Những địa phương có các nhà máy triệu đô trải qua thời kì thăng trầm. Họ chứng kiến tăng trưởng trong năng suất đến năm 1982, nhưng lại giảm dần đều (so với các địa phương khác) trong thời gian sau.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s