Đây là series “EAA – Everyday an article” mình viết để giới thiệu với mọi người mỗi ngày một bài báo hay về các lĩnh vực khác nhau.
Hôm nay mình giới thiệu bài báo “A Toolkit of Policies to Promote Innovation” của nhóm tác giả Nicholas Bloom, John Van Reenen, và Heidi Williams được đăng trên tạp chí “Journal of Economic Perspectives“. Các bạn có thể truy cập bài báo tại đây. Mình cũng đã có một bài viết về chính sách đổi mới, sáng tạo trước đây. Các bạn có thể tham khảo để có background về chủ đề này.
Câu hỏi chính của bài báo tập trung vào vấn đề “Nếu được đưa ra lời khuyên cho một nhà hoạch định chính sách với ngân sách vốn cố định để đầu tư vào chính sách đổi mới, họ sẽ đưa ra lời khuyên gì?”
Tóm lại có các loại chính sách chủ yếu sau để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo bao gồm:
- chính sách thuế để hỗ trợ nghiên cứu và phát triển,
- tài trợ nghiên cứu của chính phủ,
- chính sách nhằm tăng nguồn cung nhân lực tập trung vào đổi mới,
- chính sách sở hữu trí tuệ,
- chính sách hỗ trợ cạnh tranh.
Nội dung của bài báo có thể được tóm gọn lại trong bảng dưới đây:

Trong đó, đáng lưu ý nhất là “Patent box” được Ireland giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1970 – là chế độ thuế đặc biệt áp dụng mức thuế suất thấp hơn đối với các khoản thu liên quan đến bằng sáng chế. Tuy nhiên, hình thức hỗ trợ này lại không mang lại lợi ích và cần nên tránh.
Hiệu quả cao nhất được cho là đối với chính sách “R&D tax credits”, “Skilled immigration” và “Trade and Competition”. Vì vậy, đây cũng là các chính sách được khuyên sử dụng để nâng cao đổi mới, sáng tạo.
Trong một vài bài tới, mình sẽ tóm tắt cụ thể hơn nội dung các loại chính sách này và một số bài báo nghiên cứu hiệu quả của các chính sách này.