Mình là một đứa hay nói dai và dài. Nhiều khi nói nhiều lại quên mất trọng tâm của vấn đề đang muốn giải thích. Tình cờ mình có biết được hai khái niệm rất hay về “structured thinking” và “unstructured thinking”. Theo mình, hiểu thêm về hai khái niệm này sẽ giúp chúng ta có thể trình bày các vấn đề một cách khoa học và rõ ràng hơn, đồng thời giúp người nghe có thể nắm bắt được vấn đề một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, trong bài này, mình sẽ giới thiệu về hai khái niệm này, sau đó mình sẽ giải thích nên sử dụng hai cấu trúc thinking này vào những trường hợp nào, và cuối cùng mình cũng tổng hợp một số cách có thể giúp mọi người nâng cao kĩ năng suy nghĩ logic hay structured thinking.
Structured vs Unstructured Thinking là gì?
Suy nghĩ Logic hay Structured Thinking là cách suy nghĩ để giúp chúng ta giải quyết một vấn đề theo các bước, bao quát hết các mặt của vấn đề, giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn hơn, và biết rõ được những khía cạnh nào của vấn đề ta nên đầu tư thời gian thêm.
Ngược lại là Unstructured Thinking. Khi chúng ta “nhìn” vào một vấn đề, đầu óc chúng ta sẽ miên man suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau. Khi chúng ta nhớ đến một khía cạnh, chúng ta sẽ suy nghĩ theo khía cạnh đó, đến khi chúng ta nghĩ đến khía cạnh khác, suy nghĩ của chúng ta lại rơi theo dòng chảy này.
Nên sử dụng lúc nào?
Hai cách suy nghĩ đều có những thời điểm thích hợp để sử dụng.
Nếu chúng ta đang cần giải quyết một vấn đề nhanh gọn, rõ ràng, và cố gắng để nắm bắt được gốc rễ của vấn đề → Structured Thinking là điều chúng ta muốn hướng đến.
Tuy nhiên, Unstructured Thinking lại cho chúng ta sự tự do trong lối suy nghĩ, tự do tìm đến các giải pháp. Nên nhớ “life is complex” (complex ở đây khác với complicated, tuy nhiên tiếng Việt đều dịch hai chữ thành phức tạp). Nghĩa là cuộc sống của chúng ta sẽ không có một câu trúc cụ thể, mà luôn luôn biến đổi, luôn luôn tự biến hóa, nhiều thứ kết hợp với nhau lại trở thành một thứ khác, hay A tác động đến B, và B lại tác động ngược lại trở lại A biến A thành một phần tử khác. Hay nói cách khác, trong nhiều vấn đề của cuộc sống, nếu chúng ta muốn trở nên sáng tạo, ra khỏi những khuôn khổ → Unstructured Thinking là cái chúng ta nên hướng tới.
Các loại Suy nghĩ Logic hay Structured Thinking
Hai phương pháp mà mình cảm thấy dễ hiểu và có thể áp dụng đơn giản gồm:
The Minto Pyramid Principle
Câu chuyện đằng sau sự ra đời của The Minto Pyramid Principle từ người phụ nữ sáng tạo ra nó – Barbara Minto.
Tóm lại, nguyên lý kim tự tháp Minto là gì? Đơn giản phương pháp này giống như kim tự tháp. Nghĩa là chúng ta đi từ kết luận đi ra: Bắt đầu với hướng đề xuất (recommendation) → đề xuất nhỏ hơn (mid-level recommendations) → dữ liệu nhằm phục vụ cho đề xuất đó (supporting points or facts for each recommendation).


Tại sao phương pháp này lại hiệu quả?
- Đầu tiên phương pháp này thường được sử dụng bởi các consultants thực hiện công việc tư vấn cho các doanh nghiệp. Và yếu tố quan trọng nhất đối với các chủ doanh nghiệp là thời gian. Họ cần đi thẳng vào vấn đề. Và phương pháp Minto nhấn mạnh vào điều đó để làm các hướng đề xuất (recommendations) là trọng tâm.
- Phương pháp này dễ giúp người nghe theo dõi, cụ thể đơn giản là “Tôi đề xuất phương án 1, 2 và 3. Đề xuất 1 được hỗ trợ bởi dữ liệu A, B, C.”
Cách áp dụng
- Ứng dụng kim tự tháp Minto vào thực tế gồm 4 phần:
- Situation (Tình huống)
- Doanh thu và lợi nhuận của Thế giới di động đang trên đà tăng lên ổn định trong nhiều năm (Ví dụ giả định)
- Complication (Sự cấp bách)
- Tuy nhiên, vào quý gần đây nhất, lợi nhuận không tăng lên mà chỉ ổn định lần đầu tiên trong lịch sử vận hành của Thế giới di động (Tính cấp bách)
- Question (Câu hỏi)
- Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tăng lợi nhuận của Thế giới di động?
- Answer (Câu trả lời)
- Câu trả lời cần phải đảm bảo đúng nguyên lý MECE (Mutually exclusive and completely exhaustive). Nghĩa là giải pháp cần phải khác biệt (distinct), không lẫn lộn nhau (overlap) (mutually exclusive). Đồng thời các giải pháp cần phải bao gồm tất cả những câu trả lời có thể (completely exhaustive).
- Ví dụ ở trên khi nói đến lợi nhuận, chúng ta sẽ nghĩ đến hai thành tố cấu thành nên lợi nhuận đó là doanh thu và chi phí. Nghĩa là nếu muốn lợi nhuận tăng, ta có thể chọn tăng doanh thu hoặc giảm chi phí hoặc kết hợp cả hai.
- Đề cập đến cả doanh thu và chi phí là ta đã bảo đảm được tính MECE trong câu trả lời của mình.
- Situation (Tình huống)
The 5 Whys
5 câu hỏi tại sao rất đơn giản. Chúng ta tự hỏi “Why? Why? Why? Why and Why?”. Phương pháp này được phát triển bởi Sakichi Toyoda – cha đẻ của phương pháp Lean.

Rất đơn giản nhưng rất hữu dụng. Chúng ta biết được nguyên do gốc rễ của một vấn đề và tìm ra phương thức xử lý/ giải pháp cho vấn đề đó.
Làm sao để nâng cao kĩ năng Suy nghĩ Logic hay Structured Thinking?
- Thực hành, thực hành và thực hành
- Vậy thực hành như thế nào?
- Trong các vấn đề của cuộc sống (ví dụ như ở trên, chúng ta vượt đèn đỏ, phải tìm hiểu nguyên do của vấn đề đó là gì?), hoặc nếu cụ thể hơn, các bạn có thể thực hành các business case study hay các case study trong lĩnh vực của bạn bằng cách áp dụng phương phấp này.
- Đọc sách – đặc biệt là những sách phân tích kĩ, có sự đầu tư. Đọc sách giúp chúng ta có thêm kiến thức, ngoài ra còn giúp ta hiểu thêm cách suy nghĩ của tác giả, cách tác giả phân tích vấn đề như thế nào, cách tác giả sắp xếp cấu trúc của quyển sách.
- Đọc bài báo nghiên cứu khoa học – Tương tự như trên, bài báo khoa học cũng mất các nhà nghiên cứu từ một năm cho đến nhiều năm để có thể hoàn thành, nên học từ họ cũng là cách để chúng ta nâng cao kĩ năng Structured Thinking.
- Nếu bạn muốn đọc tin tức ngắn hơn, không quá hàn lâm, một số trang tin như The Economist, McKinsey Insights, etc rất cập nhật và cách viết tốt, phân tích sâu.
Kết luận
Tóm lại, sau khi đọc bài này, mình hi vọng các bạn hiểu thêm và phân biệt được Suy nghĩ Logic hay Structured Thinking và Unstructured Thinking, nên áp dụng hai phương thức suy nghĩ này vào lúc nào, các loại Structured Thinking phổ biến (kim tự tháp Minto và 5 Whys) và cuối cùng, làm sao để nâng cao kĩ năng Suy nghĩ Logic hay Structured Thinking.
Ngoài ra để hiểu thêm về kim tự tháp Minto, các bạn có thể đọc thêm: “The Minto Pyramid Principle: Logic in Writing, Thinking and Problem Solving.” của tác giả Barbara Minto.
Cảm ơn vì các bạn đã đọc đến đây! 🙂 Hẹn gặp các bạn trong bài sau!