comment 0

Liệu chúng ta đã hiểu hết về giới tính?

“Biological sex is on a spectrum. It’s not black or white”

Emily Quinn

Tạm dịch: “Giới tính sinh học thực sự ở trên một quang phổ. Nó không phải chỉ có trắng hay đen.”

Trong khuôn khổ bài viết này, mình muốn giới thiệu ba câu chuyện đã đưa mình một góc nhìn khác cả về những khái niệm như “nhiễm sắc thể” và một cộng đồng nữa còn tồn tại trong LGBTQ mà đến giờ khi tìm hiểu kĩ mình mới biết về cộng đồng này. Đó là cộng đồng “intersex”.

Đầu tiên, để hiểu “intersex” là gì, mình muốn mọi người lắng nghe và tìm hiểu 2 câu chuyện – một của Emily Quinn và một của Ka Nhits.

Emily Quinn – người thuộc giới tính “intersex” đã có một cuộc nói chuyện tại Ted. Emily xuất hiện tại Ted với dáng vẻ của một cô gái – tóc dài, cơ thể thanh mảnh, nhưng trước rất đông khán giả, cô ấy đã tự giới thiệu cô ấy có cả dương vật và âm đạo. Không ngại ngùng, không xấu hổ, tự tin về cơ thể của mình, Emily muốn mang cộng đồng “intersex” ra ngoài ánh sáng. Emily sinh ra với nhiễm sắc thể XY (nhiễm sắc thể nam), nhưng Emily cũng được sinh ra với cả cơ quan sinh dục nam và nữ bên trong cơ thể. Emily không phản ứng với testosterone, không có kinh nguyệt nên cũng sẽ không thể đẻ con. Đến khi 10 tuổi, mọi thứ đối với Emily đều hết sức bình thường, chỉ đến khi xã hội muốn đặt Emily vào trong những cái hộp và tự hỏi vậy Emily thuộc về cái hộp nào, lúc này Emily mới nhận ra mình khác thường. Và từ đó, là những công cuộc “khám” và “chữa trị” của các bác sĩ. Nhưng liệu rằng đây có phải là vấn đề cần chữa trị?

It’s rare to meet an intersex person that hasn’t been operated on. Oftentimes, these surgeries are done to improve intersex kids’ lives, but they usually end up doing the opposite, causing more harm and complications, both physical and emotional. I’m not saying that doctors are bad or evil. It’s just that we live in a society that causes some doctors to “fix” those of us who don’t fit their definition of normal. We’re not problems that need to be fixed. We just live in a society that needs to be enlightened.

Tạm dịch: Rất hiếm khi gặp một người “intersex” chưa được phẫu thuật. Thông thường, những ca phẫu thuật này được thực hiện để cải thiện cuộc sống của những đứa trẻ “intersex”, nhưng thường ngược lại, những ca phẫu thuật này gây ra nhiều tác hại và biến chứng, cả về thể chất và tinh thần. Tôi không nói rằng các bác sĩ là xấu hay ác quỷ. Chỉ là chúng ta sống trong một xã hội khiến một số bác sĩ “sửa chữa” những người trong chúng ta không phù hợp với định nghĩa bình thường. Chúng tôi không phải là vấn đề cần được sửa chữa. Chúng tôi chỉ sống trong một xã hội cần được giác ngộ. (1)

Câu chuyện thứ hai về Ka Nhits. Ka Nhits là người dân tộc Cờ Ho, lớn lên như các bé gái bình thường khác, cho đến một ngày, Nhits phát hiện ra cơ thể mình kì lạ, ““Mẹ ơi! Con mọc cái gì rồi. Nó cứng. Nó xương. Con không phải con gái, con là quỷ thật rồi!”. Trước đó, Nhits đã phải chịu sự phân biệt của làng xóm, xã hội khi mà mọi người đều cho rằng ““Đúng, mày không phải con gái”, “Con gái gì không có vú”, “Mày giả dạng con gái”, “Nên đi chết đi”. Ngày hôm đó, mẹ Nhits đem Nhits đến bác sĩ, cô nhận được những lời thông báo: “46 NST XY”, “Nó con trai không phải con gái”, “Dương vật phát triển ra từ âm đạo, tinh hoàn đảo ngược, ca phẫu thuật cần nhiều tiền lắm!”. Và rồi, một bác sĩ người Mỹ cũng xác định“Cháu chính xác là con trai rồi. Nếu là con gái thì sau này cháu sẽ không có con, còn nếu là con trai thì cháu cần phải phẫu thuật để phát triển bình thường”. Với số tiền phẫu thuật quá lớn, gia đình chưa thể để Ka Nhits phẫu thuật nhưng quyết định cho Ka Nhits trở thành một cậu bé trai. Và những ngày sau đó, những câu chuyện sau đó, vẫn còn đau lòng hơn nữa – khi xã hội từ chối chấp nhận Ka Nhits là một cậu bé:“Có phải con trở thành con trai, đó là cái tội không mẹ?” (2)

Hai câu chuyện của hai con người liên giới tính, sống ở hai xã hội khác nhau. Nhưng điểm chung vẫn là những nỗi đau về tinh thần mà họ phải đương đầu. Vậy để hiểu rõ hơn nữa, mình muốn giới thiệu về một góc nhìn khoa học hơn và lịch sử hơn về việc xác định giới tính.

Chúng ta thường định nghĩa “X và Y” như “nhiễm sắc thể giới tính”, trong đó X thường gắn liền với nữ và Y lại thường gắn liền với nam.

Nhưng liệu việc xác định nhiễm sắc thể giới tính này có ổn? Vào khoảng năm 1960, các nhà khoa học đã phát hiện ra có thể có XYY và XYY này là một người đàn ông. Sau đó, khi các nhà khoa học đến một nhà tù ở Scotland, họ thực hiện các công cuộc phân tích nhiễm sắc thể của những người đàn ông đi tù tại đây và phát hiện ra có rất nhiều người mang nhiễm sắc thể XYY. Và các nhà khoa học đã đưa ra một học thuyết “Y là đàn ông. Đàn ông thì “aggressive” (hung dữ), vì vậy Y có nghĩa là hung dữ. Nếu nhiễm sắc thể của một người có thêm một Y, người đó hẳn phải rất hung tợn. Và được gọi như là những “supermale” – “siêu đàn ông” hay nói cách khác là siêu hung tợn. Tuy nhiên đến năm 1980, học thuyết này đã bị phản bác vì một số lý do: 1. Không có mối quan hệ giữa Y và bạo lực. 2. Bên cạnh những nhiễm sắc thể có nhiều hơn Y, cũng có nhiễm sắc thể có nhiều hơn X. như XXY – và liệu họ có phải là những “superfemale” – “siêu phụ nữ”. Tuy nhiên các nhà khoa học chưa bao giờ nghiên cứu liệu rằng họ có tỉ lệ bạo lực cao hơn không. Hay nói cách khác, vì chúng ta chưa bao giờ liên hệ X và bạo lực. Một câu chuyện khác về vận động viên điền kinh Tây Ban Nha Maria năm 1985 – một ngôi sao mới nổi – tuy nhiên cô đã bị tước quyền thi đấu vì cô mang nhiễm sắc thể XY. Tuy nhiên, thực tế trong trường hợp của Maria, cơ thể của cô ấy có thể tạo ra testosterone, nhưng lại không thể sử dụng nó. Hay nói cách khác, cô ấy không hề nhận được lợi ích gì từ “superpower” testosterone. (3)

Chúng ta đều đã được học rằng con người được sinh ra với 46 nhiễm sắc thể trong 23 cặp. Nhiễm sắc thể X và Y xác định giới tính. Hầu hết phụ nữ là 46XX và hầu hết đàn ông là 46XY. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng trong một vài lần sinh, một số cá nhân sẽ được sinh ra với một nhiễm sắc thể giới tính duy nhất (45X hoặc 45Y) (đơn sắc giới tính) và một số có ba nhiễm sắc thể giới tính trở lên (47XXX, 47XYY hoặc 47XXY, v.v. (giới tính đa sắc). Ngoài ra, một số người giới tính nam được sinh ra 46XX do sự dịch chuyển một phần nhỏ của vùng xác định giới tính của nhiễm sắc thể Y. Tương tự, một số giới tính nữ cũng được sinh ra 46XY do đột biến nhiễm sắc thể Y. Hay nói cách khác, không chỉ có nữ là XX và nam là XY, mà thay vào đó, có một loạt các bổ sung nhiễm sắc thể, cân bằng hormone và các biến đổi kiểu hình quyết định giới tính. (4)

Đối với những người “intersex”, sinh học hiện tại cho thấy niềm tin chỉ có hai hình thức xác định giới tính là không chính xác. Thay vào đó, Blackless et al. đề xuất hai đường cong hình chuông chồng lên nhau để khái niệm các biến thể tình dục giữa các quần thể. Sự thay đổi về chất trong bổ sung nhiễm sắc thể, hình thái bộ phận sinh dục và hoạt động của hormone nằm trong khu vực chồng chéo. Ý kiến này đặt ra câu hỏi liệu có thực sự cần thiết phải can thiệp y tế trong các trường hợp liên giới tính. (4)

Tóm lại, giới tính sinh học và định hướng giới tính là hai khái niệm khác nhau. Hiện nay, trong giới khoa học vẫn đang tranh cãi liệu rằng “Biological sex is on a spectrum Or It’s a black or white thing.” Chúng ta không phải là những nhà nghiên cứu sinh học, nhưng hiểu thêm về giới tính và định hướng giới tính sẽ giúp chúng ta có những cái nhìn cởi mở hơn về giới tính, thay vì những hộp “nam” và “nữ” của xã hội. Mình vẫn còn nhớ một lần mình được tham dự chuỗi tham quan và nói chuyện về Phân biệt chủng tộc, giới tính tại Atlanta, Mỹ. Khi bắt đầu cuộc nói chuyện, công việc đầu tiên người thuyết trình muốn là mọi người hãy giới thiệu bản thân và cách mà họ muốn mọi người address mình: he/him/his (nếu bạn xác định mình là nam), she/her/hers (nếu bạn xác định mình là nữ) hoặc they, them, theirs (nếu không phải nam hay nữ). Một cử chỉ nhỏ nhưng mình cảm nhận được sự tôn trọng cá nhân và tôn trọng sự khác biệt trong cộng đồng này. Mình tin tôn trọng khác biệt là nền tảng cho công bằng xã hội.

References

1. Quinn, E. (n.d.).TEDWomen 2018.TEDWomen 2018. Retrieved from https://www.ted.com/talks/emily_quinn_the_way_we_think_about_biological_sex_is_wrong/transcript

2. “Mẹ ơi! Con là quỷ thật sao? Sao mẹ lại sinh ra một con quỹ trên cõi đời này?”. (2019, October 30).Soha. Retrieved from https://soha.vn/me-oi-con-la-quy-that-sao-sao-me-lai-sinh-ra-mot-con-quy-ra-tren-coi-doi-nay-20191026123149875.htm?fbclid=IwAR32zUxitEyWmjOTkUjSnkEqGDgcoq0aKGc392G0gHIEruKnNhQpeC3qmZ4

3. Webster, M. (n.d.).Ted@Nas.TED@NAS. Retrieved from https://www.ted.com/talks/molly_webster_the_weird_history_of_the_sex_chromosomes/transcript#t-88737

4. Gender and Genetics. (2010, December 1). Retrieved from https://www.who.int/genomics/gender/en/index1.html

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s